5: Sự linh hoạt là nhân tố then chốt của trật tự thế giới Âu châu.

Vậy, sự cân bằng quyền lực có thể giúp bình ổn trật tự thế giới. Nhưng trong trường hợp châu Âu, một nhân tố thiết yếu khác cũng có công lao lớn: sự linh hoạt
 
Trong cuộc chiến 30 năm, bất kì quốc gia nào ở châu Âu cũng có thể liên minh với nước khác để không ngăn không cho một nước nào trở nên quá mạnh. Sau chiến tranh, hệ thống liên minh của châu Âu đã trở nên vô cùng linh hoạt - những khối đoàn kết được hình thành dễ dàng miễn là chúng có lợi về mặt chiến lược, cho dù có vượt qua những giới hạn tôn giáo.
 
Vì vậy, không một nước đơn lẻ nào có thể thống trị phần còn lại. Nếu bất cứ nước nào vẫn cố tình làm thế, tất cả các quốc gia châu Âu còn lại sẽ hợp tác cùng nhau để đánh bại họ.
 
Hãy xem thử thất bại Napoleon Bonaparte, Hoàng đế của nước Pháp, trong thế kỉ 19. Napoleon đặt mục tiêu xâm chiếm cả châu Âu - và ông gần như đạt được nó, cho tới khi liên minh Nga, Phổ, Áo, Thụy Điển đánh thắng ông tại Trận chiến Leipzig.
 
Nhưng sự linh hoạt ở châu Âu còn đi đến từ nhiều nguyên nhân. Trong cuộc chiến 30 năm, một vài nước đổi phe, để mặc đồng minh của họ. Vì vậy, không một nước nào dám phụ thuộc hoàn toàn vào một nước khác, càng thúc đẩy sự linh động hơn.
 
Tuy nhiên, ngay khi sự linh động này bị phá vỡ, châu Âu lại chìm vào hỗn loạn và chiến tranh.
 
Theo sau cuộc chiến Pháp-Đức từ 1870-71, những lãnh đạo Đức chiến thắng thành lập một nhà nước Đức mới tại lâu đài Versailles của Pháp. Đây là một sự sỉ nhục lớn tới nước Pháp và phá vỡ tình đoàn kết giữa hai đất nước. Thay vì sự linh hoạt, châu Âu giờ đầy những mặt trận cứng nhắc.
 
Trong khi những liên minh châu Âu mới được thành lập, chúng thường trở nên cực kì gò bó, với các bên kiên định không chịu thay đổi lập trường của mình.
 
Vì vậy, khi đế chế Áo-Hung gây chiến tại Serbia sau sự kiện Thái tử Franz Ferdinand bị ám sát, nó khởi sinh một chuỗi phản ứng kích hoạt tất cả các đồng minh ở châu Âu. Kết quả là ta có Thế chiến thứ nhất.