8: Vô số các cuộc xung đột lớn trong lịch sử là kết quả của những quan niệm về Trật tự thế giới đối lập nhau.

Khi các quốc gia va chạm, nguy cơ xung đột ngày càng tăng lên: bởi những trật tự thế giới thường không tương thích.
 
Lý do có thể đến từ sự thật rằng, mỗi nước đều mong muốn áp dụng thế giới quan của mình cho các nước khác. Vì thế, mỗi trật tự thế giới lại thường phủ nhận sự tồn tại của những cái còn lại, do đó không được thiết kế đề tồn tại hòa bình với nhau.
 
Ví dụ, như chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần sau, một trật tự thế giới dựa trên diễn giải chính thống của kinh Quran sẽ tương khắc với hầu hết các trật tự khác.
 
Kể cả chiến tranh lạnh là một ví dụ tiêu biểu về sự mẫu thuẫn của những trật tự thế giới khác nhau. Những nhân vật chính của cuộc xung đột đại diện cho những thế giới quan hoàn toàn khác nhau: nước Mỹ ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, và Liên Bang Sô Viết vẫn trung thành với chủ nghĩa cộng sản.
 
Do đó, những cuộc đụng độ, như chiến tranh Triều Tiên, hay Việt Nam, có vai trò như con tốt thí mạng cho thế giới quan của hai cường quốc. Xung đột cũng có thể nổ ra ở các quốc gia yếu hơn về vấn đề liệu nước đó nên tham gia vào khối dân chủ hay chủ nghĩa xã hội, hay thay đổi lãnh đạo chính trị của mình.
 
Rất nhiều xung đột đã xảy ra, và tiếp tục xảy ra, ở Trung Đông cũng có thể bắt nguồn từ những trật tự thế giới bất tương hợp. Các nhà nước Ả rập cực kì đa dạng, chứa đầy những thế giới quan hoàn toàn khác biệt. Điều này đã kích hoạt rất nhiều cuộc chiến xung quanh những tầm nhìn toàn cầu, dựa trên những cách diễn giải kinh Quran khác nhau.