3: Sự cân bằng quyền lực có thể đóng vai trò thiết yếu để duy trì trật tự thế giới

Sau thế chiến thứ 2, các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là nước Mỹ, và cộng sản Sô Viết bắt đầu ham muốn kiểm soát nền chính trị toàn cầu. Điều này đánh dấu sự ra đời của cuộc xung đột được biết đến với cái tên Chiến Tranh Lạnh, một cuộc đấu tranh đấu ý thức hệ kéo dài vài chục năm, khiến các công dân trên toàn thế giới lúc nào cũng ở trong trạng thái hoang mang, lo sợ.
 
Nhưng lạ thay, trong những năm tháng đầy căng thẳng này, không có một cuộc chiến thực sự nào nổ ra giữa Mỹ và Sô Viết. Tại sao xung đột lại không leo thang?
 
Khả năng cao là do hai cường quốc có sức mạnh ngang ngửa nhau; cả hai đều cảm thấy bị đe dọa bởi tiềm lực của đối phương. Điều này chỉ ra rằng, một sự cân bằng quyền lực có thể thực sự dẫn đến một tình thế chính trị ổn định.
 
Kết luận này có thể gây bất ngờ, bởi vì những sức mạnh tương đồng nhau dường như có thể gây ra một cuộc bế tắc toàn diện, ngăn chặn sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, một sự cân bằng quyền lực hoàn hảo có thể ngăn các nước gây ra những động thái quyết liệt, bởi vì tất cả các bên đều nhận thức được sức mạnh phản đòn của bên kia. Do đó, không bên nào có thể giành được lợi thế rõ ràng.
 
Tình huống này có lợi cho các bên bởi vì nó giúp các chủ thể khác nhau có thời gian để lên kế hoạch và giải quyết những vấn đề quan trọng. Vì vậy, rất nhiều các chính trị gia hoan nghênh một sự cân bằng quyền lực trong trường hợp không tồn tại một bá chủ địa cầu thực sự.
 
Trong Chiến Tranh Lạnh, cả Mỹ lẫn Sô Viết đều không thể dám manh động. Cả hai bên đều không thể tấn công trực diện bởi vì hậu quả của việc trả thù sẽ vô cùng thảm khốc.
 
Trên thực tế, tình trạng bế tắc không được giải quyết cho tới khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ từ bên trong, xáo trộn sự cân bằng quyền lực. Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mỗi bên đã khiến tình huống trở nên cực kì nhạy cảm, và nhân loại đứng trước bờ vực diệt vong.
 
Vì vậy, cho dù Chiến Tranh Lạnh là một thời điểm tồi tệ trong lịch sử vì rất nhiều lý do khác nhau, nhưng nhờ nó mà sự cân bằng quyền lực đã ngăn chặn mỗi bên sử dụng vũ khí hạt nhân hủy diệt. Họ đơn giản là rất tôn trọng năng lực của đối thủ và chỉ riêng sự thật này thôi đã giúp ngăn chặn một cuộc chiến hạt nhiên toàn diện.