7: Làm cho bài thuyết trình của mình đáng nhớ bằng cách chia sẻ một khoảnh khắc đặc biệt hoặc một số liệu bất thường.

Bạn đã làm gì vào ngày 11 tháng 9 năm 2001? Thế còn ngày 11 tháng 9 năm 2002 thì sao?

Không phải nghi ngờ gì, ký ức của bạn dành cho năm 2001 chắc chắn sẽ rõ ràng hơn. Những thời điểm đặc biệt thì thường là khó quên – và nếu có những khoảnh khắc như vậy trong khi bạn thuyết trình thì khán giả sẽ dễ ghi nhớ bài nói chuyện của bạn cũng như chia sẻ về bài nói chuyện của bạn  với bạn bè

Năm 2009, Bill Gates làm diễn giả của một bài nói chuyện TED mà ngay sau đó được lan truyền rộng rãi. Bài thuyết trình của ông thậm chí còn thu hút sự chú ý của Brian William, phát thanh viên bản tin thời sự đài NBC – người mà đã đề cập đến bài nói chuyện của Gates trên sóng truyền hình – mặc dù những sự kiện như vậy thì thường không được coi như là “tin tức”.

Vậy có gì đặc biệt trong những bài nói chuyện đó mà gây ấn tượng đến vậy?

Bài thuyết trình của Gates là về những căn bệnh do muỗi truyền nhiễm có thể gây tử vong như sốt rét. Gates cho rằng chẳng có lý do gì mà chỉ mỗi người nghèo phải chịu đựng mối đe dọa bệnh tật từ muỗi, rồi ông đưa ra trước khán phòng một lọ muỗi và thả cho chúng bay. Mặc dù Gates nhanh chóng bổ sung là những con muỗi này không nhiễm sốt rét, hành động khác thường này làm cho bài nói chuyện của ông gây ra khá nhiều tranh cãi. Bài thuyết trình đạt 2.5 triệu lượt xem trên website của TED và một lượt tìm kiếm trên Google cho bài nói chuyện đưa ra hơn 500,000 kết quả.

Nhưng không chỉ có những hành động khác thường làm cho bài thuyết trình của bạn nổi bật. Những số liệu gây shock cũng có thể thu hút sự chú ý của khán giả.

Mỗi khi chuẩn bị cho bài thuyết trình, bạn nên tìm kiếm những sự thật hoặc số liệu thú vị minh họa cho lập luận của mình.

Đây là hai ví dụ từ những bài nói chuyện TED phổ biến:

“Năm 1972, có hơn 300,000 người bị bắt giam và ở tù. Ngày nay con số này là 2.3 triệu người. Hoa Kỳ hiện tại có tỷ lệ đi tù cao nhất thế giới” (Bryan Stevenson)

“Cứ 100 người thì lại có 1 người mắc bệnh tinh thần. Trong phòng này hiện tại có 1,500 người, vậy 15 trong số các bạn mắc bệnh tinh thần.” (Jon Ronson)

Hai số liệu trên đã làm các bài nói chuyện trở nên dễ ghi nhớ và thú vị hơn nhiều.