7: Israel biến những bất lợi địa chính trị thành lợi thế kinh tế

Israel có vị thế tứ bề thọ địch và luôn trong tình trạng xung đột không ngừng. Đây dường như là bất lợi cho nền kinh tế, nhưng thực tế hoàn cảnh địa chính trị đem lại lợi thế về lâu về dài.

 

Israel đã thành công biến sự cô lập chính trị thành nền tảng bồi đắp kiến thức và sáng tạo.

Vì những vấn đề chính trị, người Israel không thể đi du lịch sang các nước láng giềng mãi cho đến gần đây. Sống trong cảnh biệt lập, cũng dễ hiểu tại sao người Israel hướng ra thế giới và đánh vào lĩnh vực công nghệ và viễn thông, hai lĩnh vực khiến đường biên giới và khoảng cách địa lí đều trở thành vô nghĩa.

Hơn nữa, cấm vận thương mại của Ả Rập khiến Israel bắt buộc phải xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài xa xôi. Kết quả là các công ty Israel bỏ qua những mặt hàng cỡ lớn, dễ sản xuất, chi phí vận chuyển cao, nhắm tới sản xuất những linh kiện công nghệ nhỏ gọn và phần mềm.

Sự hạn chế địa chính trị khiến quốc gia Do Thái trở thành nền kinh tế dựa vào tri thức và sáng tạo – xu hướng vẫn còn ý nghĩa đến hôm nay.

Ngoài ra, Israel đã biến những đe dọa chính trị họ phải chịu thành ưu thế trong nền kinh tế công nghệ cao.

Lúc mới đầu, Israel chọn mua hệ thống vũ khí hạng nặng từ các nước bên ngoài, thay vì đầu tư nguồn lực lớn để sản xuất.

Sau 1948, Israel trở thành đồng minh của Pháp, được Pháp cung cấp thiết bị quân sự và máy bay chiến đấu.

Nhưng năm 1967, Pháp thu hồi những hỗ trợ này, đẩy Israel vào thế bí vì vị trí địa chính trị và nguy cơ chiến tranh liên miên với các nước láng giềng. Sự kiện này làm Israel hướng về sự độc lập về công nghệ, vì thế, Israel bắt đầu phát triển công nghệ quân sự cho riêng mình.

Những tài năng công nghệ ấn tượng trước từng tham gia dự án quân sự, sau này phục vụ nền kinh tế - chỗ mà các kĩ sư quân đội tốt nghiệp tham gia lĩnh vực công nghệ tư nhân và giúp thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ.