6: Người nhập cư vào Israel cũng như người Israel di cư sang nước ngoài đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có thể ăn mọi thứ bạn muốn cho bữa tối, từ đồ ăn Yemen đến đặc sản Nga, rồi thì các món ăn đến từ Địa Trung Hải.

 

Ở Israel, đây là một thực tế vì với dòng người nhập cư đông đảo, đất nước Do Thái này trở thành nhà của hơn 70 dân tộc và nền văn hóa.

Làn sóng nhập cư đã tạo lực cho nền kinh tế Israel phát triển.

Hãy thử lấy ví dụ về những người Do Thái Liên Xô. Vào những năm 1990, làn sóng nhập cư ồ ạt của người Do Thái Liên Xô bắt đầu sau khi Liên Xô tan rã. Những người Liên Xô có bằng tiến sĩ và bằng kĩ sư ào ào đổ về Israel.

Mặc dù việc tìm việc làm và xây dựng nhà ở cho người nhập cư là quá sức với chính phủ lúc bấy giờ nhưng người nhập cư đã đến rất đúng lúc.

Giữa những năm 1990, sự bùng nổ công nghệ thế giới đang trên đà phát triển và ngành công nghệ của Israel cũng rất cần các kĩ sư. Những kĩ sư người Liên Xô chính là những người các công ty khởi nghiệp kĩ thuật cần và họ đã đóng góp một phần lớn vào những phi vụ khởi nghiệp thành công.

Một nguồn tài năng mới rất có lợi cho nền kinh tế, nhưng những người đã rời khỏi Israel thì sao? Sự dịch chuyển của người đi, người ở cũng góp phần nuôi dưỡng nền kinh tế.

Chẳng hạn như sau khi kiếm được tấm bằng kĩ sư tại Đại học Ben-Gurion ở Beersheba, Michael Laor đã giành được vị trí giám đốc kĩ thuật và kiến trúc tại Cisco bang California. 11 năm sau, vào năm 1997, anh quyết định trở về Israel.

Để giữ chân nhân tài, Cisco quyết định để Laor thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Israel. Vào năm 2008, trung tâm của Laor đã có 700 nhân viên và Cisco đã chi ít nhất là 1.2 tỷ đô la để mua lại và đầu tư vào các công ty Israel.

Những con người như Michael Laor trái ngược hẳn với khái niệm “chảy máu chất xám” tốn bao giấy mực của thế giới.