1. Văn hóa của ta thích những câu chuyện về "cá nhân tự lập"

Nếu ta gặp một nhà toán học xuất chúng, ta thường cho rằng tài năng tư duy logic của anh ta, về cốt lõi, là do bẩm sinh. Ta cũng nghĩ tương tự đối với sự khéo léo của các vận động viên chuyên nghiệp, cảm nhận về nhịp điệu của các nhạc sĩ, hay kĩ năng giải quyết vấn để của các lập trình viên.

Sở dĩ là bởi là ta thường vô thức cho rằng thành tích của một người là do nỗ lực và khả năng bẩm sinh của anh ta.

Khi Jeb Bush tranh cử chức thống đốc bang Florida, ông gọi mình là "một người tự lập" như một phần trong chiến lược tranh cực. Quả thực, tuyên bố đó là trò hề, bởi trong họ nhà ông có hai tổng thống Mỹ, một giám đốc ngân hàng phố Wall giàu có, và một nghị sĩ Mỹ. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân vẫn rất nổi trội trong văn hóa Mỹ, vì vậy ông đã tận dụng nó.

Thành thích của Jeb Bush khiến ông trở thành một kẻ xuất chúng (outlier) - một người đã giành được kì tích về mặt thống kê. Nhưng giống như xuất thân đầy lợi thế của Bush đã giúp ông vươn lên, các yếu tố ngoại lai khác cũng giúp những kẻ xuất chúng vượt lên trung bình.

Ta đặt quá nhiều niềm tin vào các cá nhân và bảng thành tích "tôi tự làm ra" của họ tới mức quên mất các biến số khác.

Truyền thuyết về "anh hùng tự thân" chỉ là một ảo tưởng - nhưng rất rất phổ biến.