11. Mọi người không những dễ bị ảnh hưởng bởi những người có thẩm quyền mà còn bởi những biểu tượng đơn giản đại diện cho thẩm quyền

Con người từ khi còn là trẻ sơ sinh được dạy bảo rằng phải nghe lời những người có quyền. Chúng ta thường làm như vậy mà chẳng suy nghĩ gì, như Stanley Milgram đã chứng minh. Ông thấy rằng tình nguyện viên sẽ nghĩ đến những vật có khả năng gây giật điện nguy hiểm đến những người khác chỉ đơn giản bởi vì họ được bảo phải làm như vậy bởi cấp trên.

Hoặc quan sát các y tá đã nhận được hướng dẫn của bác sĩ cách điều trị một người bị đau ở tai phải của anh ta: "Tiêm thuốc vào tai R." Cô tiếp tục nhỏ thuốc vào trong lỗ tai của bệnh nhân, và cả cô y tá cũng như anh bệnh nhân ấy đều không hề hoài nghi liệu điều này sẽ giúp tai hết đau như nào. Sức mạnh của thẩm quyền phủ nhận tư duy độc lập.

Nếu chúng ta không có bằng chứng đáng tin cậy về thẩm quyền của người khác, chúng ta sử dụng những yếu tố biểu tượng đơn giản để ước tính nó. Ví dụ như chức danh, là một công cụ rất mạnh mẽ. Đối mặt với một người nào đó giống như một giáo sư, chúng ta không chỉ tự động trở nên tôn trọng họ hơn và chấp nhận những ý kiến ​​của họ, mà chúng ta cũng có xu hướng thấy họ như cao hơn về mặt thể chất!

Quần áo và đạo cụ cũng là biểu tượng cho quyền lực. Ví dụ, trong thí nghiệm Milgram, màu trắng áo khoác phòng thí nghiệm và chiếc bìa kẹp hồ sơ đã thuyết phục người tham gia "tra tấn" những đối tượng khác cũng tham gia thử nghiệm. Những kẻ lừa đảo khai thác tối đa sức mạnh của biểu tượng thẩm quyền này chỉ bằng cách mặc đồng phục, quần áo và thậm chí áo choàng của linh mục nếu cần thiết.

Các biểu tượng cho thẩm quyền như thẩm phán thường rất đáng kính, nhưng làm thế nào để chúng ta tránh việc lạm dụng lòng tin? Rất đơn giản, chúng ta nên tự hỏi mình hai câu hỏi khi phải đối mặt những người có thẩm quyền: Thứ nhất, người này thực sự có quyền hay chỉ đang giả mạo? Thứ hai, người có thẩm quyền này có thể trung thực đến mức nào? Nói cách khác, họ có bao giờ vụ lợi cho chính bản thân?