5: Càng có nhiều lựa chọn, khả năng mắc sai lầm càng cao.

Khi ta biết được chúng ta thực sự cần gì tức là ta có thể dự đoán được cảm giác của chúng ta đối với mỗi lựa chọn. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng đây quả là một thử thách.

 Khi phải đưa ra lựa chọn giữa nhiều giải pháp, người ta dễ mắc sai lầm khi đưa ra quyết định. Đó là do thực tế rằng các lựa chọn một phần bị chi phối bởi ký ức của chúng ta, nhưng đó lại là yếu tố thường mang tính chất thiên vị.

Bác sĩ tâm lý Daniel Kahneman đã chỉ ra rằng, cách chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm quá khứ hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta cảm thấy như thế nào ở đỉnh điểm của cảm xúc vào thời điểm đó (tốt nhất hoặc tồi tệ nhất) và chúng ta cảm thấy như thế nào khi mọi việc kết thúc.

Ví dụ như khi bạn hồi tưởng lại một chuyết đi, ấn tượng của bạn về chuyến đi có thể bị chi phối bởi những trải nghiệm tốt nhất hoặc tồi tệ nhất, chẳng hạn như bạn cãi nhau với người vợ/ chồng, hoặc cách chuyến đi kết thúc, ví dụ như thời tiết trong ngày cuối cùng.

Thêm vào đó, những dự đoán liên quan đến việc lựa chọn đó sẽ mang lại cảm giác gì hiếm khi chính xác. Điều này được minh họa trong một nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu hỏi các sinh viên chọn những đồ ăn vặt cho giờ giải lao của buổi hội thảo hàng tuần.

Một nhóm chọn một lần cho cả tuần, đơn giản là vì họ biết cảm giác của mình khi ăn món đó. Những sinh viên chọn các món họ thích sẽ chọn món giống như vậy các tuần khác. Một nhóm khác lại được yêu cầu chọn các loại khác nhau cho 3 tuần tiếp theo đó, những sinh viên này chọn rất nhiều loại vì nghi ngờ sai lầm rằng họ sẽ chán món đó nếu ăn lại, kể cả món họ thích.

Kết quả là những sinh viên buộc phải đoán trước xem họ sẽ cảm thấy thế nào vào 3 tuần tới tỏ ra kém vui hơn với lựa chọn của mình.

Xu hướng mắc sai lầm chỉ tồi tệ hơn khi số lượng và sự phức tạp của quyết định tăng lên. Do đó, nếu những sinh viên trong ví dụ trên phải chọn trong số vài trăm, thay vì chỉ vài tá loại đồ ăn vặt, họ sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi phải đoán trước xem họ sẽ muốn gì.

Việc có nhiều lựa chọn hơn không chỉ khiến việc ra quyết định khó khăn hơn mà còn đánh cắp cảm giác hài lòng chúng ta có được từ sự lựa chọn đó. Bạn sẽ hiểu được điều này trong phần tiếp theo.