1: Không giống như những món hàng dễ vỡ, những thứ rất dễ hư hỏng khi phải chịu đựng áp lực, khả năng cải thiện nghịch cảnh lại hưởng lợi từ sự bất ổn và sốc.

 
Khi bạn gửi một món hàng thủy tinh bằng bưu điện, bạn có thể chắc chắn rằng gói hàng được dãn mác “Xin hãy cẩn thận” vì thủy tinh là một món hàng  dễ vỡ, cần phải đặt chúng trong môi trường yên bình nếu không chúng sẽ hư hỏng khi phải đối diện với áp lực và sốc.

Sự dễ vỡ là một khái niệm tương đối dễ hiểu; chúng ta đều biết rằng các mặt hàng dễ vỡ cần được bảo vệ khỏi những sự cố không ổn định. Tuy nhiên, khi cố gắng nghĩ về mặt trái của “sự dễ vỡ”, chúng ta phải chịu đau khổ. Vậy bạn nghĩ lợi ích thu được từ sự bất ổn là gì?

Bạn có thể cho rằng trở nên mạnh mẽ hơn là câu trả lời. Tuy nhiên, mặc dù một những đồ vật
“mạnh mẽ” sẽ có thể chịu đựng tốt hơn so với những đồ vật “dễ vỡ”, cũng không có gì khác biệt; nó vẫn không thể xử lí được những tình huống nguy hiểm. Những gì chúng ta đang tìm kiếm là một thứ gì đó ta sẽ thô bạo một cách có ý thức, một thứ gì đó mà ta có thể dán nhãn “Xin hãy mạnh tay” lên.

Chúng ta chật vật để định nghĩa khái niệm này một phần vì không có bất cứ ngôn ngữ chính nào trên thế giới từng viết về điều này dù chỉ một từ. Vì vậy ta phải dùng khả năng cải thiện nghịch cảnh để miêu tả phía đối lập của sự dễ vỡ - những thứ hưởng lợi từ hỗn mang, và do đó ưa thích sự bất ổn hơn là ổn định.

Một ví dụ rõ ràng về khả năng cải thiện nghịch cảnh là câu chuyện về Hydra từ thần thoại Hy Lạp. Hydra là một con rắn nhiều đầu, gây đau khổ cho thế giới cổ đại. Mỗi khi một đầu bị cắt đứt trong trận chiến, hai đầu sẽ mọc trở lại ở đúng vị trí cái đầu kia bị cắt. Vì vậy, mỗi khi con quái vật bị thương, nó càng có lợi; Hydra vì vậy có khả năng cải thiện nghịch cảnh.