5: Mọi người nên có tự do để làm gì họ muốn

Không người nào phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của bất kì ai ngoài bản thân họ. Với tư cách một con người, chúng ta có khả năng tự xét đoán thông qua sự suy ngẫm kĩ càng; mọi người phải tự quyết định nên nghĩ gì và làm gì, và không một ai được phép áp đặt ý chỉ của mình lên sự tự do của người khác.
 
Tuy nhiên, có một ngoại lệ là trẻ em. Người lớn thì có khả năng trí tuệ để đưa ra những quyết định sáng suốt, trong khi trẻ em chưa đủ sự trưởng thành để làm việc đó. Vậy nên, việc người lớn can thiệp vào tự do của trẻ em là chấp nhận được, vì lợi ích tốt nhất cho nó.
 
Điều này cũng đúng với các xã hội vẫn còn chậm phát triển, vì vậy chưa sẵn sàng cho tự do cá nhân. Trong trường hợp này, chính quyền có thể cai trị độc đoán vì lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, trong những xã hội tiến bộ, người dân cần được tin tưởng để tự quyết cái gì mình muốn và tốt nhất cho họ. Lúc này, kể cả xã hội hay chính quyền cũng không được can thiệp.
 
Hơn nữa, xã hội không được áp đặt niềm tin cũng như cách sống của nó lên các cá nhân.
 
Không may, số đông đôi khi cho rằng sẽ tốt hơn cho sức khỏe và đạo đức của một cá nhân nếu họ đi theo những lý tưởng tôn giáo và chuẩn mực đạo đức nào đấy. Những người này thường thậm chí còn cảm thấy bị xúc phạm bởi cách sống của người khác và có thể còn muốn ngăn cản họ sống theo cách của riêng mình.
 
Ví dụ, bởi vì đạo Hồi cấm ăn thịt lợn, cho nên một số người theo đạo này tin rằng không ai được phép ăn thịt lợn. Hay như những người theo Thanh giáo Anh thế kỉ 17, cấm hết cả những trò giải trí ở nơi công cộng cũng như riêng tư.
 
Vậy nên, bạn không thể áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Trong quyền hạn của mình, bạn có thể cố thuyết phục người khác đi theo niềm tin của họ, nhưng xã hội thì không thể dùng luật pháp để áp đặt.
 
Vì vậy, về mặt nguyên tắc, các thành viên trong xã hội hiện đại có tự do làm thứ họ muốn. Tuy nhiên, tự do này cũng có một số giới hạn.