9: Cho phép quan điểm dù sai tồn tại vẫn có lợi cho xã hội.

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng có một vài quan điểm hoàn toàn sai, và những người đưa ra quan điểm đó tốt hơn hết là ngậm miêng lại. Thái độ này cực kì phổ biến với những vấn đề nóng, như phá thai hay bình đẳng giới. Liệu nó tốt cho xã hội không? Nói ngắn gọn: KHÔNG!
 
Những ý kiến sai có giá trị bởi vì chúng buộc xã hội phải nghĩ lại về những niềm tin phổ biến, đã ăn sâu và suy ngẫm tại sao ý kiến của mình lại là đúng.
 
Nếu một xã hội muốn cam kết theo đuổi sự thật, thì nhất thiết mọi người phải đối mặt với bất đồng chính kiến, nếu không họ chỉ theo tuân theo niềm tin của người lãnh đạo hay đa số một cách mù quáng.
 
Quay lại ví dụ về bình đẳng giới: liệu có đủ để chấp nhận nó chỉ bởi vì luật pháp nói vậy. Ta cũng cần phải hiểu tại sao các quyền bình đẳng có tính chính đáng và tại sao nó quan trọng. Bởi vì, bất cứ khi nào ta phải đối mặt với những người phủ nhận khái niệm bình đẳng về quyền nam nữ, chúng ta buộc phải suy ngẫm lại về lý do tại sao niềm tin của mình là đúng và tại sao những phong trào nữ quyền lại vĩ đại.
 
Hơn nữa, nếu niềm tin của ta không liên tục được chất vấn, chúng cuối cùng sẽ chỉ được chấp nhận về mặt hình thức. Nếu muốn đảm bảo rằng những tư tưởng quan trọng nhất của thời đại không mất đi sức mạnh ảnh hưởng đến tính cách của ta, thì ta cần thiết phải liên tục đối đầu với những ý kiến trái chiều. Bằng không, niềm tin đạo đức của ta sẽ trở thành những giáo điều, và ta quên mất đi những lý lẽ thật sự đằng sau.
 
Tự do tư tưởng và ngôn luận là những tự do căn bản cần phải được tôn trọng và bảo vệ, bất kể tư tưởng hay lời nói đó đôi khi nghe có vẻ trái chiều.